Độ nhạy của loa là một trong những thông số kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát ra âm thanh của loa vậy nên  người sử dụng cần quan tâm và hiểu rõ. Vậy độ nhạy của loa là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Và loa nên có độ nhạy bao nhiêu là tốt nhất? hãy cùng PROVIP Audio tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu độ nhạy của loa là gì?
Tìm hiểu độ nhạy của loa là gì?

Độ nhạy của loa là gì? 

Độ nhạy loa chính là sự nhạy cảm của loa với các tín hiệu âm thanh đầu vào. Đơn vị đo độ nhạy (dB) cũng là thước đo âm lượng phát ra từ loa ở một mức công suất cụ thể. Hay có thể nói, độ nhạy của loa là thông số mô tả mức độ âm thanh của loa. Đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm âm thanh của người dùng.

Thông thường khi có cùng một công suất đầu vào, loa có độ nhạy cao sẽ có âm lượng cao hơn loa có độ nhạy thấp. Do đó, độ nhạy cũng là yếu tố chúng ta cần cân nhắc để lựa chọn được chiếc loa phù hợp với dàn âm thanh.

 Ý nghĩa của độ nhạy loa là gì?

Với các thiết bị loa độ nhạy có ý nghĩa rất lớn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của âm thanh. Độ nhạy của thiết bị càng cao, âm thanh chúng có thể phát ra càng to. Trên thị trường hiện nay, hầu hết cFác mẫu loa sẽ có độ nhạy trung bình từ 87 dB, tức là từ 80 – 90 dB. Trên thực tế, bạn có thể thấy loa có độ nhạy 90 dB và 80 dB chênh lệch không đáng kể nhưng loa có độ nhạy 90dB có thể đạt mức âm lượng gấp đôi so với 80 dB.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, việc ghép nối thiết bị âm thanh cũng liên quan rất nhiều đến độ nhạy. Nếu bạn chọn loa có độ nhạy cao, thì chỉ cần amply đi kèm có công suất thấp. Ngược lại, nếu độ nhạy của loa thấp thì cần phải có amply hay cục đẩy công suất có công suất cao hơn. 

Cách xác định độ nhạy của loa đơn giản

Ngoài việc kiểm tra phần thông số kỹ thuật của loa để biết độ nhạy của loa là bao nhiêu. Bạn còn có thể kiểm tra độ nhạy của loa theo cách sau nếu độ nhạy của loa không được đề cập trong phần thông số: 

Trước tiên bạn nên đặt loa trong một môi trường chuẩn, có khả năng tiêu âm tốt. Tiếp đến setup vị trí của micro cách loa từ 1m đến 2m. Bạn cũng có thể thực hiện kiểm tra nhiều loa cùng một lúc với cách này. Tuy nhiên khi kiểm tra nhiều loa cùng lúc bạn phải lưu ý để khoảng cách giữa micro và loa phải bằng nhau thì mới có thể kiểm tra chính xác.

Hướng dẫn cách xác định độ nhạy của loa
Hướng dẫn cách xác định độ nhạy của loa

Tiếp đến bạn cho phát âm thanh và quan sát các thông số dB trên màn hình led của micro hoặc trên đồng đồ SPL. Lưu ý khi test nhiều loa cùng một lúc, thì mức điện áp đầu vào của các loa phải bằng nhau mới cho ra kết quả chính xác được.

Các mức độ nhạy của loa, độ nhạy bao nhiêu là tốt

Hiện nay, các thiết bị loa phần lớn thường có điện áp đầu vào là 2,83 V.  Và độ nhạy thường nằm trong khoảng từ 80dB tới 90 dB. Độ nhạy trung bình của loa tương ứng là 87 dB. 

Cụ thể như sau:

  • 90 dB trở lên: Độ nhạy cao
  • 88 dB: Độ nhạy vừa phải.
  • 80dB: Độ nhạy kém

Loa có độ nhạy càng cao, âm thanh càng to và thường được sử dụng làm loa hội trường. Loa có độ nhạy cao có khả năng tiết kiệm năng lượng do có thể phát ra âm thanh cực đại ở điện mức thấp hơn. Đồng thời loại loa này còn  có thể sử dụng trong môi trường có độ ồn cao. Vì vậy, loa có độ nhạy cao sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn phải sử dụng trong môi trường có nguồn điện yếu và nhiều tiếng ồn. 

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về độ nhạy của loa là gì và ý nghĩa cũng như cách xác định độ nhạy loa sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích khi chọn mua loa. Nếu bạn đang tìm kiếm các thiết bị âm thanh hội trường hãy liên hệ ngay Hotline của PROVIP Audio để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn công suất loa theo diện tích phòng